Version 1.1 of the definition has been released. Please help updating it, contribute translations, and help us with the design of logos and buttons to identify free cultural works and licenses!

Definition/Vi: Difference between revisions

From Definition of Free Cultural Works
Jump to navigation Jump to search
m (Reverted edits by 93.0.23.167 (Talk) to last revision by Mormegil)
m (Reverted edits by 96.45.43.181 (talk) to last revision by Mormegil)
Tag: Rollback
 
(23 intermediate revisions by 16 users not shown)
(No difference)

Latest revision as of 06:25, 19 May 2024

Phiên bản ổn định
Đây là phiên bản ổn định 1.1 của định nghĩa. Số phiên bản sẽ được cập nhật khi có tiến triển trong định nghĩa. Phiên bản cho phép sửa đổi của định nghĩa có thể xem tại Definition/Unstable. Xem quy trình tác giả để biết thêm thông tin, và xem biên dịch nếu bạn muốn đóng góp một phiên bản trong ngôn ngữ khác.

Tóm tắt[edit]

Tài liệu này định nghĩa "Tác Phẩm Văn Hóa Tự Do" là những tác phẩm hoặc cách thể hiện nào có thể được nghiên cứu, ứng dụng, sao chép và/hoặc sửa đổi một cách tự do bởi bất cứ người nào, với bất cứ mục đích nào. Nó cũng mô tả một số hạn chế cho phép nhất định nhằm tôn trọng hoặc bảo vệ các quyền tự do căn bản này. Định nghĩa nhận định sự khác nhau giữa tác phẩm tự dogiấy phép tự do, là thứ dùng để bảo vệ một cách hợp pháp tình trạng của một tác phẩm tự do. Bản thân định nghĩa không phải là một giấy phép; nó là công cụ để xác định xem một tác phẩm hoặc một giấy phép có được xem là "tự do" hay không.

Lời Nói Đầu[edit]

Sự tiến bộ của xã hội và công nghệ đã giúp cho ngày càng nhiều người được tiếp cận, sáng tạo, điều chỉnh, đăng tải và phân phối các loại tác phẩm khác nhau - tác phẩm nghệ thuật, tài liệu khoa học và giáo dục, phần mềm, bài báo - hay nói một cách ngắn gọn: bất cứ thứ gì có thể được thể hiện ở dạng kỹ thuật số. Nhiều cộng đồng đã được hình thành để thực thi những khả năng mới có được này và đã tạo ra rất nhiều tác phẩm có thể tái sử dụng mang tính tập thể.

Đa số các tác giả, dù lĩnh vực hoạt động của họ là gì, dù họ là dân chuyên nghiệp hay nghiệp dư, đều có một sự quan tâm chính đáng đến một môi trường mà tại đó tác phẩm có thể được lan truyền, tái sử dụng và dẫn xuất theo những phương cách sáng tạo. Càng dễ tái sử dụng và dẫn xuất tác phẩm, thì nền văn hóa của chúng ta càng trở nên phong phú.

Để đảm bảo cho chức năng cơ bản của môi trường này, các tác phẩm của một tác giả cần phải được tự do, và với việc dùng từ tự do, chúng tôi muốn nói đến:

  • tự do sử dụng tác phẩm và tận hưởng những thành quả khi sử dụng nó
  • tự do nghiên cứu tác phẩm và ứng dụng những kiến thức có được từ nó
  • tự do làm ra và tái phân phối những bản sao, ở dạng toàn bộ hoặc một phần, của thông tin hoặc cách biểu hiện
  • tự do thực hiện thay đổi và cải tiến, và phân phối các tác phẩm phái sinh

Nếu tác giả không có một hành động nào, thì tác phẩm của họ sẽ nhận được sự điều chỉnh của luật bản quyền hiện tại, với những điều luật hạn chế nặng nề những gì người khác có thể làm và không được làm. Các tác giả có thể biến tác phẩm của mình thành tác phẩm tự do bằng cách lựa chọn trong một số các văn bản pháp quy, gọi là giấy phép. Đối với tác giả, việc lựa chọn phát hành tác phẩm theo một giấy phép tự do không có nghĩa là họ mất đi tất cả mọi quyền lợi của mình, mà là họ trao mọi người những quyền tự do như đã liệt kê ở trên.

Điều quan trọng là bất kỳ tác phẩm nào được tuyên bố là tự do sẽ cung cấp, một cách thực thế và không hề có rủi ro, các quyền tự do như đã nói. Đó là lý do tại sao phía dưới đây chúng tôi đưa ra một định nghĩa quyền tự do một cách chính xác dành cho các giấy phép và các tác phẩm có quyền tác giả.

Nhận Dạng Các Tác Phẩm Văn Hóa Tự Do[edit]

Đây là Định Nghĩa Tác Phẩm Văn Hóa Tự Do, và khi mô tả tác phẩm của bạn, chúng tôi khuyến khích bạn tham chiếu đến định nghĩa này, ví dụ như, "Đây là một tác phẩm được cấp phép tự do, như được giải thích trong Định Nghĩa Tác Phẩm Văn Hóa Tự Do." Nếu bạn không thích thuật ngữ "Tác Phẩm Văn Hóa Tự Do," bạn có thể dùng một thuật ngữ khái quát hơn "Nội Dung Tự Do," hoặc có thể nhắc đến một trong các phong trào hiện có cũng diễn đạt những quyền tự do tương tự đặt trong bối cảnh cụ thể hơn. Chúng tôi cũng khuyến khích bạn sử dụng biểu trưng và nút bấm của Tác Phẩm Văn Hóa Tự Do, tất cả đều thuộc phạm vi công chúng.

Xin hãy nhận thức rằng việc nhận dạng như vậy không thực sự trao các quyền lợi được mô tả trong định nghĩa này; để cho tác phẩm của bạn thực sự là tự do, nó phải dùng một trong các Giấy Phép Văn Hóa Tự Do hoặc thuộc về phạm vi công chúng.

Chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng các thuật ngữ khác để nhận dạng Tác Phẩm Văn Hóa Tự Do, mà thuật ngữ đó không chuyển tải được một định nghĩa quyền tự do một cách rõ ràng, như "Nội Dung Mở" và "Truy Cập Mở." Những thuật ngữ này thường được dùng để chỉ những nội dung sử dụng những điều khoản "ít hạn chế hơn" các điều khoản của luật bản quyền hiện tại, hoặc thậm chí dành cho các tác phẩm chỉ đơn thuần "truy cập được trên Web".

Định Nghĩa Giấy Phép Văn Hóa Tự Do[edit]

Giấy phép là những công cụ pháp lý mà qua đó người sở hữu một số quyền lợi hợp pháp có thể chuyển giao quyền của họ cho các bên thứ ba. Giấy Phép Văn Hóa Tự Do không tước đi quyền lợi nào cả -- họ luôn có quyền chọn lựa có chấp nhận hay không, và nếu chấp nhận, họ sẽ trao những quyền tự do mà luật bản quyền không có. Khi đã chấp nhận, họ không bao giờ giới hạn hoặc giảm bớt các quyền miễn trừ đã được quy định trong các luật bản quyền hiện hành.

Quyền tự do cơ bản[edit]

Để được công nhận là "tự do" theo định nghĩa này, một giấy phép phải trao các quyền tự do sau mà không ràng buộc hạn chế:

  • Quyền tự do sử dụng và biểu diễn tác phẩm: Người được cấp phép phải được cho phép sử dụng tác phẩm với hình thức riêng tư hay công cộng. Đối với những loại hình tác phẩm phù hợp, quyền tự do này phải bao gồm tất cả các cách sử dụng dẫn xuất ("các quyền liên quan") như trình diễn hoặc biên dịch tác phẩm. Phải không được có bất kỳ ngoại lệ nào khi xét đến các khía cạnh như chính trị hoặc tôn giáo chẳng hạn.
  • Quyền tự do nghiên cứu tác phẩm và ứng dụng thông tin: Người được cấp phép phải được cho phép nghiên cứu tác phẩm và sử dụng kiến thức có được từ tác phẩm đó theo bất kỳ hình thức nào. Giấy phép không được phép hạn chế ví dụ như "kỹ thuật đảo ngược" chẳng hạn.
  • Quyền tự do tái phân phối những bản sao: Các bản sao có thể được bán, trao đổi hoặc phân phát miễn phí, dưới dạng một bộ phận của một tác phẩm lớn hơn, một tuyển tập, hoặc một cách độc lập. Phải không được có những hạn chế về số lượng thông tin có thể sao chép. Phải không được có hạn chế về những ai mới có thể sao chép thông tin hoặc thông tin có thể được sao chép ở đâu.
  • Quyền tự do phân phối các tác phẩm phái sinh: Để trao cho mọi người khả năng cải tiến một tác phẩm, giấy phép phải không được hạn chế quyền tự do phân phối một phiên bản đã chỉnh sửa (hoặc, đối với tác phẩm ở dạng vật lý, một tác phẩm bằng cách nào đó được phái sinh từ tác phẩm gốc), bất kể ý định và mục đích của các chỉnh sửa đó. Tuy nhiên, có thể áp dụng một vài hạn chế để bảo vệ những quyền tự do cơ bản hoặc sự ghi công cho tác giả (xem ở dưới).

Các hạn chế được phép[edit]

Không phải mọi hạn chế về việc sử dụng hoặc phân phối tác phẩm đều ngăn cản các quyền tự do cơ bản. Đặc biệt, các yêu cầu về ghi công, về cộng tác đối xứng (tức là "copyleft"), và để bảo vệ các quyền tự do cơ bản đều được xem là những hạn chế được phép.

Định Nghĩa Tác Phẩm Văn Hóa Tự Do[edit]

Để được xem là tự do, một tác phẩm phải nhận được sự điều chỉnh của một Giấy Phép Văn Hóa Tự Do, hoặc tình trạng pháp lý của nó phải cung cấp cùng quyền tự do cơ bản đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều kiện đủ. Thật vậy, một tác phẩm cụ thể có thể là không tự do theo những cách làm hạn chế các quyền tự do cơ bản. Dưới đây là những điều kiện bổ sung để cho một tác phẩm được xem là tự do:

  • Tính sẵn có của dữ liệu nguồn: Trong trường hợp tác phẩm cuối có được do sự sưu tầm hay xử lý một hay nhiều tập tin nguồn, thì tất cả các dữ liệu nguồn cần phải sẵn có kèm với bản thân tác phẩm và có cùng các điều kiện. Nó có thể là bản nhạc của tác phẩm âm nhạc, những mô hình dùng trong một cảnh ba chiều, dữ liệu của một bài báo khoa học, mã nguồn của một ứng dụng máy tính, hoặc bất cứ thông tin kiểu như vậy khác.
  • Sử dụng một định dạng tự do: Đối với các tập tin kỹ thuật số, định dạng của tác phẩm khi công bố phải không được bảo vệ bởi các bằng sáng chế, trừ khi công nghệ đã cấp bằng sáng chế đó đã được trao quyền miễn phí tác quyền trên toàn thế giới, không hạn chế và không rút lại được khi sử dụng công nghệ. Tuy đôi khi người ta có thể sử dụng các định dạng không tự do vì các lý do thực tế, phải sẵn có một bản sao tác phẩm ở định dạng tự do thì tác phẩm đó mới được xem là tự do.
  • Không có hạn chế về mặt kỹ thuật: Tác phẩm phải sẵn có ở dạng không sử dụng bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào khiến hạn chế các quyền tự do đã kể ở trên.
  • Không có sự hạn chế hoặc giới hạn nào khác: Bản thân tác phẩm phải không được điều chỉnh bởi các hạn chế (bằng sáng chế, hợp đồng, v.v.) hoặc giới hạn (ví dụ như các quyền riêng tư) mang tính pháp lý, làm cản trở các quyền tự do đã liệt kê ở trên. Một tác phẩm có thể tận dụng các ngoại lệ bản quyền hợp pháp hiện có (để trích dẫn các tác phẩm có bản quyền), mặc dù chỉ một phần nhỏ của tác phẩm rõ ràng là tự do sẽ tạo nên một tác phẩm tự do.

Nói một cách khác, bất cứ khi nào người sử dụng một tác phẩm không thể thực thi các quyền tự do cơ bản của anh hoặc chị ta một cách hợp pháp và thực tế, thì tác phẩm không thể được xem và không nên được gọi là "tự do."

Đọc thêm[edit]

  • Xem Giấy phép có các lời bàn về từng giấy phép cụ thể, và chúng có thỏa mãn định nghĩa này hay không.
  • Xem Lịch sử để xem những lời cảm ơn và bối cảnh của định nghĩa này.
  • Xem Hỏi đáp để có một số câu hỏi và trả lời.
  • Xem Portal:Index để có các trang theo từng chủ đề về các tác phẩm văn hóa tự do.

Đánh số phiên bản[edit]

Các phiên bản mới của định nghĩa này sẽ được phát hành ngay khi đạt được sự đồng thuận về những thay đổi được đề nghị (đạt được trực tiếp hoặc thông qua bỏ phiếu, theo quy trình tác giả). Việc đánh giá sẽ là 0.x đối với các bản phát hành nháp sơ khởi, 1.x, 2.x .. đối với các bản phát hành lớn, x.1, x.2 .. đối với các bản phát hành nhỏ. Người ta sẽ phát hành một bản phát hành nhỏ khi văn bản được điều chỉnh theo cách không làm ảnh hưởng đến phạm vi điều chỉnh của định nghĩa này đối với các giấy phép hiện có hoặc giả thuyết.